BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Thực trạng – Nguyên nhân
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Thực trạng – Nguyên nhân
Phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến vấn đề bạo lực giữa học sinh với nhau. Đó là vấn đề nan giải, đang khiến cho không chỉ những người làm công tác giáo dục mà ngay cả bản thân các em học sinh, các bậc phụ huynh học sinh quan tâm, lo lắng.
I. THỰC TRẠNG:
Lứa tuổi học sinh THCS có những biến đổi cơ bản về mặt sinh vật học dẫn đến sự thay đổi về mặt tâm lý. Quá trình hình thành nhân cách của học sinh THCS không phải bao giờ cũng diễn ra một cách phẳng lặng mà có nhiều phức tạp, đầy mâu thuẫn và đây được xem là lứa tuổi có những “khủng hoảng trầm trọng”. Cùng với sự trưởng thành chung, các em ngày càng muốn được khẳng định mình trong tập thể và trong xã hội. Nhưng do còn “non nớt” và thiếu kinh nghiệm trong giao tiếp, ứng xử, quan hệ nên các em sẽ dễ có những thái độ, cách ửng xử không đúng chuẩn mực xã hội, và tất nhiên khó tránh khỏi những hành vi bạo lực bất kể là học sinh ở khối lớp nào.
Cùng là hành vi bạo lực, nhưng có thể nói mức độ bạo lực của học sinh lớp 6, 7 khác với học sinh lớp 8, 9. Các em học sinh lớp 6, 7 trong quan hệ giao tiếp, ứng xử với bạn, có thể tạo nhóm lớn, không chơi và “cô lập” một bạn học sinh nào đó trong lớp vì một lý do “trẻ con” nào đó; các em có thể đánh nhau ngay mà không có sự tính toán, sắp đặt, không cần biết mình mạnh hay yếu hơn bạn khi có những va chạm, gây hấn với nhau. Còn đối với học sinh lớp 8, 9, các em đã bắt đầu dùng “sức mạnh” của mình, có thể ức hiếp, bắt nạt học sinh lớp dưới; với nhiều lý do, các em có thể gây hấn, đánh nhau không chỉ là giữa một học sinh với một học sinh mà còn đánh nhau giữa nhóm học sinh này với nhóm học sinh khác hoặc nhiều em đánh một em và thường khi đánh nhau, các em đều có sự tính toán, sắp đặt; nếu nhà trường không phát hiện và can thiệp kịp thời, học sinh yếu hơn sẽ tiếp tục nhờ bạn bè trong trường trong lớp thậm chí nhờ sự hỗ trợ của người thân trong gia đình để đánh “trả thù”.
Đó là một “bức tranh toàn cảnh” về bạo lực trong nhà trường giữa các em học sinh với nhau.
Xin được trích dẫn kết quả khảo sát với 100 phiếu điều tra dành cho giáo viên của các phóng viên báo Pháp Luật TP.HCM (số ra ngày 08/4/2010) để cho thấy thực trạng bạo lực học đường đang là vấn đề đáng lo ngại
57% giáo viên được hỏi cho rằng bạo lực học đường đang gia tăng.
Trường THCS Phạm Văn Hai cũng đã thực hiện cuộc khảo sát với 418 phiếu điều tra dành cho học sinh khối lớp 8,9 về bạo lực giữa các em học sinh với nhau trong nhà trường. Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng vấn đề bạo lực trong nhà trường có những “phần chìm” nhà trường cần phải quan tâm, sớm phát hiện, tích cực tìm ra biện pháp ngăn ngừa.
94,3% học sinh trả lời từng chứng kiến học sinh đánh nhau.
31,9% học sinh trả lời đã từng gây hấn, đánh nhau với bạn.
II. NGUYÊN NHÂN:
Bạo lực học đường không phải chỉ hiện nay mới có. Vấn đề ở đây là bạo lực học đường đang là một “ mảng tối”, có nhiều “phần chìm” với nhiều nguy cơ tiềm ẩn đôi khi khó lường hết được. Nguyên nhân vì sao?
Trên phương diện lý luận chung, theo tôi, nguyên nhân cốt lõi của vấn đề bạo lực học đường là do người lớn chúng ta mặc dù đã cố gắng làm tốt các giải pháp bên ngoài nhưng các giải pháp bên trong dành cho chính mỗi bản thân các em học sinh – đối tượng của bạo lực học đường, chưa được quan tâm hoặc có quan tâm nhưng không đủ lực. Về các giải pháp bên ngoài, người lớn chúng ta đã cố gắng đề ra nhiều biện pháp, tổ chức
QUAN TÂM ĐẾN TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN TĂNG
0 nhận xét :
Đăng nhận xét